Lạm Phát 2022? Dự báo và giải pháp thực thi?

Lạm phát 2022

 

Lạm phát 2022 – Quý 1

Tình hình lạm phát của các quốc gia đầu năm 2022

Áp lực lạm phát tăng cao tại nền kinh tế lớn và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu.

+ Tháng 2/2022 lạm phát của Mỹ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 01/1982.

+ Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong 30 năm qua (tháng Hai tăng 6,2%).

+ Với các nước khác thuộc khu vực châu Âu , lạm phát cũng tăng cao như: Pháp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, Đức tăng 5,1%, Tây Ban Nha tăng 7,6%, Italy tăng 5,7%…

+ Ở châu Á, Nhật Bản tháng thứ 6 liên tiếp có lạm phát tăng (tháng Một tăng 0,5%, tháng Hai tăng 0,9%), Hàn Quốc tháng 2 tăng 3,7%.

+ Các nước thuộc khu vực ASEAN đều có mức lạm phát tháng Hai cao hơn Việt Nam như Indonesia tăng 2,1%, Malaysia tăng 2,2%, Philippines tăng 3,0%, Singapore tăng 4,3%, Thái Lan tăng 5,3%

 

Ở Việt Nam , CPI – Chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,68% so với cùng kì năm ngoái. Yếu tố tác động chính trong kì làm CPI tăng chủ yếu là giá lương thực và giá xăng. Bình quân trong 2 tháng qua, giá xăng dầu trong nước đã tăng 45,3% so với cùng kì năm 2021, có 10/11 mặt hàng trong hai tháng qua đều có chỉ số tăng. Trong đó nhóm giao thông tăng mạnh nhất là 2,35%.

Việt Nam vẫn kiểm soát tốt mặt bằng giá trong tình hình lạm phát 2022

Trong tháng 1/2022, giá gas trong nước cũng tăng 18,64% so với cùng kì năm trước. CPI tăng mạnh chủ yếu là do giá xăng dầu, gas và lương thực, còn giá các nhóm hàng khác tương đối ổn định hoặc tăng không đáng kể, mặc dù có yếu tố của cầu tăng cao, trong dịp Tết Nhâm Dần 2022 vừa qua.

Ở trong nước, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới với tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá một số hàng hóa tăng lên nhưng nhìn chung mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của quý I/2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý I/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020.

Nguyên nhân dẫn đến Lạm phát 2022

Ngoài việc xăng dầu tăng giá, thì còn do tác động của tình hình địa chính trị thế giới và đặc biệt là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina hiện nay. Những biến động sau đại dịch Covid-19 làm cho giá các nguyên liệu đầu vào của sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều tăng khá mạnh như phân bón, nguyên phụ liệu cho dệt may da giầy, hóa chất, nhựa các loại,…

Nguyên nhân lạm phát 2022

 

Các chi phí về vận chuyển logistics vẫn neo ở mức cao, chưa hạ nhiệt, mặt khác còn cộng thêm những yếu tố như tâm lý tăng giá, “té nước theo mưa” và cả sự yếu kém của hệ thống phân phối, sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng trong và ngoài nước vẫn chưa được hàn gắn lại, đã góp phần làm cho chỉ số giá tăng khá mạnh trong hơn 2 tháng vừa qua.

Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, những tình hình nêu ở trên tuy có những mặt được cải thiện nhưng hầu hết theo dự đoán vẫn duy trì ở mức cao so với những năm trước đây. Chính vì vậy, mà mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm nay là 4%. Nếu thực hiện được đòi hỏi một sự cố gắng vượt bậc bằng nhiều giải pháp và chính sách cụ thể từ tầm vĩ mô cho đến các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng xã hội.

Tại sao Việt Nam vẫn kiểm soát được lạm phát 

Lạm phát của Việt Nam trong quý I năm nay không tăng cao như nhiều quốc gia khác trên thế giới chủ yếu do một số nguyên nhân:

Thứ nhất, danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, đồng thời cơ cấu chi tiêu dùng của hộ gia đình cũng không đồng nhất.

Thứ hai, Việt Nam là quốc gia có nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi đào, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân còn xuất khẩu ra thế giới nên giá cả khá ổn định.

Nhóm thực phẩm quý I/2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm.

Thứ ba, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.

Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01 đến hết 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

 

Rate this post
0941 559 666Đăng ký thông tin